Hoạt động này giúp giảm lượng lớn rác không phân huỷ do con người tạo ra. Đồng thời cũng bảo vệ môi trường khỏi ô nhiễm nhựa ngày một tăng trên toàn thế giới. Tuy nhiên, không phải loại nhựa nào cũng có thể tái chế dễ dàng. Một số loại nhựa đòi hỏi quy trình tái chế phức tạp và tốn kém nhiều chi phí. Nên giá thành hạt nhựa này cũng sẽ cao hơn.
Một số ứng dụng của nhựa tái chế
Nhựa tái chế được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống hiện nay. Một số sản phẩm được ứng dụng từ tái chế quen thuộc mà bạn có thể thấy như: các loại túi nhựa, các loại đồ dùng nhựa, những loại bao bì nhựa.
Trong lĩnh vực đời sống
Nhựa được sử dụng làm dụng cụ chứa đựng rất phổ biến từ bao bì và gia dụng. Trên thực tế, nhựa tái chế có tính ứng dụng cao cũng như giúp ích rất nhiều cho cuộc sống. Một số giải pháp từ nhựa tái chế được ứng dụng hiệu quả như: tái chế thành dầu thô, thảm,…
Ngoài ra nhựa tái chế được dùng để tạo ra nhiều loại sản phẩm khác nhau như quần áo, giày, khăn tắm, chăn… Chính vì thế, hoạt động này đã góp phần làm giảm giá thành và giúp giải quyết vấn đề khan hiếm nguyên liệu sản xuất.
Trong lĩnh vực xây dựng
Nhựa tái chế được ứng dụng trong xây dựng là vấn đề phổ biến nhất hiện nay. Việc ứng dụng sản phẩm tái chế vào xây dựng nhằm nâng cao hiệu suất cách nhiệt. Cải thiện tính chất cơ học của bê tông vì lợi ích kinh tế và môi trường. Tiêu biểu các vật liệu cách nhiệt và điện máy cho ngành công nghiệp xây dựng là ứng dụng khả thi của PET tái chế.
Trong lĩnh vực nguyên vật liệu
Việc tái chế nhựa còn được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống và dùng để làm các nguyên liệu khác như phụ tùng ô tô. Một số vật liệu khác bạn có thể biết đến được làm từ nhựa: tấm phủ ghế, hộp đựng pin, cánh quạt và các tấm cửa, thảm lót khoang hành lý được sản xuất bằng chất liệu PET bền, đẹp, chống thấm nước, dễ vệ sinh,…
Ngoài ra nhựa tái chế, còn được ứng dụng trong ngành công nghiệp điện tử (hộp công tắc điện, vỏ dây cáp điện, màn hình tivi…), hệ thống lọc thoát nước …