Theo National Geographic: “có khoảng 91% nhựa được thải ra môi trường mà không được tái chế” . Cơ bản thì tái chế là công việc không dễ dàng, nó đòi hỏi chi phí và thời gian. Để thực hiện tái chế, chúng ta cần phân loại riêng biệt từng loại nhựa. Cũng như kiểm soát được số lần tái chế của từng loại.
Một số loại nhựa tái chế hiện nay bạn nên biết
Nhựa tái chế là sản phẩm của quá trình sản xuất nhựa. Từ nguồn nguyên liệu rác thải nhựa được thu gom từ môi trường, cuộc sống. Để tạo ra những hạt nhựa tái chế thì rác thải nhựa phải đi theo một quy trình phù hợp nhất định. Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay quy trình sau đây nhé!
PETE hoặc PET (Polyethylene Terephthalate)
Nhựa này an toàn cho dành để chứa đựng các loại thực phẩm và rất dễ tái chế. Việc tái dụng những chai nhựa này ngày càng nhiều. Có nhiều người thường giữ các chai nước, hộp nhựa để tái sử dụng. Chúng được dùng để đựng thực phẩm, thức uống nhiều lần. Nhưng ít ai chú ý đến bề mặt gồ ghề của nó rất dễ tích tụ vi khuẩn ảnh hưởng đến sức khỏe. Đồng nghĩa với mức độ an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ giảm bị dần sau mỗi lần tái sử dụng.
HDPE (High Density Polyethylene)
Nhựa này có màu đục, bề mặt trơn tru nên khó tích tụ vi khuẩn, ít bị thấm nước. Chính vì thế mà loại nhựa này cũng được đánh giá an toàn với thực phẩm hơn loại nhựa PETE hay PET.
V hoặc PVC (Vinyl)
Đây là loại có giá thành rẻ, độ dẻo cao, dễ nóng chảy và hiếm khi được dùng tái chế. Trong PVC có chứa một số chất độc như: Phthalat, DEHA. Có thể gây hại đến sức khoẻ người dùng khá nghiêm trọng. Vì thế, chúng ta tuyệt đối không dùng các sản phẩm làm từ PVC để đựng thực phẩm nóng, đun nấu và đốt.
LDPE (Low Density Polyethylene)
Một số sản phẩm được sản xuất từ nhựa này như:
✔ Các loại túi nhựa
✔ Các loại chai có thể ép
✔ Quần áo
✔ Thảm
✔ Giấy gói thực phẩm
✔ Hộp đựng thực phẩm.