HDPE là một loại nhựa nhiệt dẻo polyethylene được làm từ dầu mỏ. Là một trong những vật liệu nhựa linh hoạt, phổ biến nhất được sử dụng trong sản xuất hiện nay. Được biết đến với độ bền kéo vượt trội, và tỷ lệ độ bền trên mật độ lớn. Nhựa HDPE có khả năng chịu va đập và nhiệt độ nóng chảy cao. Thường được sử dụng trong sản xuất chai nhựa, đường ống chống ăn mòn, sóng nhựa và pallet nhựa. Điều đặc biệt nhất của loại nhựa này chính là chúng có thể được tái chế, tái sử dụng. Nếu bạn tò mò về quy trình tái chế nhựa HDPE, thì tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Tìm hiểu về nhựa HDPE tái chế
Nhựa HDPE có thể tái chế được không? Tất nhiên là có. Trên thực tế, HDPE là một trong những loại nhựa dễ tái chế nhất, và được chấp nhận tại các cơ sở tái chế trên toàn cầu. Tái chế góp phần giảm tiêu thụ tài nguyên và ô nhiễm. Bằng cách tái chế chất thải nhựa HDPE, bạn đang giúp tạo ra các sản phẩm mới, có thể tái sử dụng, thân thiện với môi trường. Có thể ngăn chặn hàng tấn chất thải vào các bãi chôn lấp.
Để nhận biết được sản phẩm đó có phải là nhựa HDPE không, thì chỉ cần nhìn vào kí hiệu số 2, xung quanh là một mũi tên đuổi theo. Đó là mã nhận dạng nhựa HDPE được in dưới đáy các hộp, nắp sản phẩm nhựa. Khi ở nhà máy tái chế, nhựa HDPE được cắt nhỏ và nấu chảy thành các viên nhỏ. Những hạt nhựa này sau đó có thể được sử dụng để tạo ra các sản phẩm HDPE mới.
Quy trình tái chế nhựa HDPE
Quy trình tái chế HDPE bắt đầu với việc thu gom. Một thách thức đối với việc lưu trữ HDPE là nó thường bị nhiễm bẩn. Vì vậy HDPE sạch và bẩn cần phải được giữ riêng biệt. Bởi chúng sẽ được tái chế khác nhau và có giá trị thị trường khác nhau. HDPE bị nhiễm bẩn phải trải qua một quá trình làm sạch nghiêm ngặt trước khi được tái chế. Để đảm bảo rằng chất lượng nguyên liệu được xử lý ở mức độ cao.
Để xử lý nhựa HDPE, kỹ thuật phổ biến nhất là ép phun, thường được sử dụng cho sản xuất hàng loạt và liên tục.
• Nhiệt độ nóng chảy: 200-300°C.
• Nhiệt độ khuôn: 10-80°C.
• Sấy khô hoặc không nếu được bảo quản đúng cách.
• Nhiệt độ khuôn cao sẽ cải thiện độ sáng và vẻ ngoài của bộ phận.
• Độ co của khuôn nằm trong khoảng từ 1,5 đến 3%, tùy thuộc vào điều kiện xử lý, tính lưu biến của polyme và độ dày của miếng cuối cùng.