Bật mí cách phân biệt các loại nhựa đang có mặt trên thị trường

     Khi mua sắm các loại hộp thực phẩm bằng nhựa, đã bao giờ bạn từng nhìn qua các ký hiệu dưới đáy hộp, để xác định chính xác đó là loại nhựa gì chưa. Có đảm bảo an toàn cho sức khỏe hay không? Bài viết này sẽ chia sẻ cụ thể hơn về cách phân biệt các loại nhựa đang có mặt trên thị trường. Để có thể lựa chọn được các sản phẩm nhựa phù hợp với nhu cầu sư dụng nhất.

Cách phân biệt các loại nhựa đang có mặt trên thị trường


     Dưới đây là những thông tin tổng hợp bạn có thể dùng để phân biệt được các loại nhựa đang có mặt trên thị trường. Cùng tham khảo nhé!

Số 1 – Nhựa PET hay còn gọi là PETE

• Nhựa PET (Polyethylene terephthalate) là một trong những loại nhựa rất thông dụng.

Nhựa PET thường dùng để đựng các thực phẩm dạng lỏng. Như: Các loại chai nước ngọt, chai nước khoáng, nước ngọt, bia, các loại chai nước chấm, các loại chai đựng nước trái cây…

Nhựa PET chỉ nên sử dụng 01 lần duy nhất, không nên tái sử dụng nhiều lần. Ở nhiệt độ bình thường nhựa PET được xem là loại nhựa không độc hại. Tuy nhiên nếu bị tác động nhiệt (đựng đồ nóng, để trong xe hơi,..) sẽ không an toàn. Tuyệt đối không sử dụng nhiều lần bởi rất độc hại.

Có ký hiệu số 1 trên sản phẩm.

Số 2 – Nhựa HDP hay HDPE

phân biệt các loại nhựa

HDPE (High Density Polyethylene) là loại nhựa tốt nhất trong tất cả các loại nhựa.

Độ bền cao, chịu va đập tốt, ít bị biến dạng, trầy xước.

Độ bền nhiệt cao. Chịu được nhiệt độ  120oC trong thời gian ngắn hoặc 110oC trong thời gian dài hơn.

Có độ trơ về mặt hóa học. Không bị tác dụng của môi trường tác động, không tiết ra độc tính.

HDPE được ứng dụng để chế tạo các vật dụng như: chai nhựa hdpe, bình đựng sữa, các loại bình nhựa cứng, bình đựng chất tẩy rửa (không bị tác dụng trong môi trường axit), dầu ăn, đồ chơi và một số túi nhựa.

Sử dụng số 2 để ký hiệu trên sản phẩm.

phân biệt các loại nhựa

Số 3 – Nhựa PVC

     Nhựa số 3 – Nhựa PVC được ứng dụng để sản xuất:

Các loại màng bọc bao bì, màng bọc thực phẩm, màng nhựa kiếng trong suốt

Các loại chai như chai đựng dầu ăn, đựng nước, các dung dịch thực phẩm dạng lỏng

Các loại đồ chơi và rất nhiều sản phẩm khác.

     Đây là loại nhựa phổ biến. Nhưng nếu không biết cách sử dụng sẽ mang đến những hậu quả không tốt cho sức khỏe. Loại nhựa này dùng số 3 là ký hiệu để người dùng có thể nhận biết.

Số 4 – LDPE

Tương tự nhựa số 2, nhựa LDPE – Low Density Polyethylene là loại nhựa có tính trơ về mặt hóa học. Nhưng kém bền vật lý hơn HDPE một chút.

Có thể chịu được 95oC trong thời gian ngắn.

Nhựa LDPE thường được ứng dụng chế tạo các chai lọ đựng hóa chất, găng tay nylon, túi nylon, túi đựng hàng và vỏ bánh.

Nhựa LDPE không được dùng trong lò vi sóng, tránh nhiệt độ cao.

Ngoài ra nhựa LDPE dễ gãy, vỡ, trầy xước, khả năng chịu va đập vật lý kém hơn nhựa số 2.

Dùng ký hiệu số 4 để phân biệt với các loại nhựa khác.

Số 5 – PP

Nhựa PP (polypropylene) thường hơi trong suốt. Là loại nhựa có tính bền nhiệt cao nhất, chịu được từ 130oC – 170oC.

Được ứng dụng rộng rãi trong chế tạo các hộp đựng thực phẩm. Đặc biệt các loại hộp thực phẩm có thể dùng trong lò vi sóng.

Có độ trơ hóa học, độ bền cơ học và độ bền nhiệt cao và rất an toàn sức khỏe.

Những sản phẩm làm từ nhựa PP có ký hiệu số 5 trên sản phẩm.

Số 6 – PS

Nhựa PS (Polystyrene) hay còn gọi là nhựa tái sinh. 

Chúng có khả năng chịu nhiệt và lạnh đáng kể. Nhưng không nêh dùng để đựng đồ ăn thức uống lâu dài.

Nhựa có ký hiệu số 6 này hay dùng cho hộp nhựa xốp hoặc dĩa thìa dùng một lần, ở một số hộp đựng đồ ăn nhanh, cốc uống nước, hộp đựng trứng và dao đĩa thìa picnic.

Số 7 – Nhựa PC hoặc không có kí hiệu (other)

Nhựa số 7 thường dùng để sản xuất bình đựng nước, các thùng nhựa đựng hóa chất.. Hoặc các hộp đựng thức ăn như sữa chua, hộp mì, hộp nhựa đựng bơ…

Được ký hiệu bởi số 7.

Nhựa số 7 đại diện cho ký hiệu các loại nhựa không an toàn sức khỏe, độc hại. Đặc biệt khi đựng đồ nóng có khả năng thôi nhiễm vào thức ăn rất nguy hiểm.

ĐĂNG KÝ NHẬN TIN:
0902.775.207